Những điều bạn chưa biết về Hookah
Hookah chủ yếu được thanh niên từ 18 đến 29 tuổi tại California sử dụng.1 Dân số gốc Latinh chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số người sử dụng hookah ở giới thanh thiếu niên (51,4%).2 Điều này cho thấy việc sử dụng hookah không chỉ giới hạn trong tập quán văn hóa và xã hội của người Trung Đông, Ấn Độ, Armenia và Ba Tư, mà đã bị thương mại hóa.
Hookah là một hoạt động xã hội hấp dẫn vì trào lưu theo nhóm dường như ít nguy hiểm hơn. Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy các quán cà phê hookah thường nằm gần khuôn viên trường đại học,3,4 khiến chúng trở thành địa điểm phổ biến nhất để thử hookah và là nơi gần 60% người dùng hookah ở độ tuổi đại học bắt đầu.5 Các quán cà phê hookah thường quảng cáo trên phương tiện truyền thông xã hội, trực tuyến và trên báo và tạp chí dành cho thanh thiếu niên để thu hút họ.6,7
Sự phổ biến của hookah một phần là do có sẵn các hương vị như táo, đào, bạc hà, dâu tây và cola, 8 che đi vị gắt của thuốc lá và giúp việc hít vào dễ dàng hơn. Nhiều người sử dụng hookah nghĩ rằng nó ít gây hại và ít gây nghiện hơn các loại thuốc lá khác.9 Sự thật là sử dụng ống hookah không phải là một giải pháp thay thế an toàn cho việc hút thuốc lá – hút hookah làm tăng nguy cơ ung thư thực quản và phổi cũng như bệnh tim.10
Thuốc lá hookah chứa các hóa chất giống như tất cả các loại thuốc lá, bao gồm nicotine và các hóa chất gây ung thư. Nhiều người sử dụng hookah nghĩ rằng nước “lọc” thuốc lá, do đó an toàn hơn khi sử dụng. Nước chỉ làm nguội thuốc lá, giúp hít vào khói độc dễ dàng hơn. Ngoài ra, khói thuốc hookah từ người khác hút cũng chứa các chất hóa học gây ung thư tương tự như trong khói thuốc lá.11
- California Health Interview Survey. CHIS 2019-20 Adult Public Use Files. Los Angeles, CA: UCLA Center for Health Policy Research; September 2021.
- California Health Interview Survey. CHIS 2019-20 Adult Public Use Files. Los Angeles, CA: UCLA Center for Health Policy Research; September 2021.
- Kassem NO, Jackson SR, Boman-Davis M, et al. Hookah Smoking and Facilitators/Barriers to Lounge Use amongStudents at a US University. Am J Health Behav. 2015;39(6):832-848. doi:10.5993/AJHB.39.6.11
- Sutfin EL, McCoy TP, Reboussin BA, Wagoner KG, Spangler J, Wolfson M. Prevalence and correlates of waterpipe tobacco smoking by college students in North Carolina. Drug and alcohol dependence. 2011;115(1-2):131-136.
- Kassem NO, Jackson SR, Boman-Davis M, et al. Hookah Smoking and Facilitators/Barriers to Lounge Use among Students at a US University. Am J Health Behav. 2015;39(6):832-848. doi:10.5993/AJHB.39.6.11
- Kassem NO, Jackson SR, Boman-Davis M, et al. Hookah Smoking and Facilitators/Barriers to Lounge Use among Students at a US University. Am J Health Behav. 2015;39(6):832-848. doi:10.5993/AJHB.39.6.11
- Sterling KL, Fryer CS, Majeed B, Duong MM. Promotion of waterpipe tobacco use, its variants and accessories in young adult newspapers: a content analysis of message portrayal. Health education research. 2015;30(1):152-161.
- Centers for Disease Control and Prevention. Hookahs. cdc.gov. https://www.cdc.gov/tobacco/data_statistics/fact_sheets/tobacco_industry/hookahs/index.htm. Reviewed April 22, 2021. Accessed March 25, 2022.
- Smith-Simone S, Maziak W, Ward KD, Eissenberg T. Waterpipe tobacco smoking: knowledge, attitudes, beliefs, and behavior in two U.S. samples. Nicotine Tob Res. 2008;10(2):393-398. doi:10.1080/14622200701825023
- Qasim H, Alarabi AB, Alzoubi KH, Karim ZA, Alshbool FZ, Khasawneh FT. The effects of hookah/waterpipe smoking on general health and the cardiovascular system. Environ Health Prev Med. 2019;24(1):58. Published 2019 Sep 14. doi:10.1186/s12199-019-0811-y
- World Health Organization Study Group on Tobacco Product Regulation (TobReg). Advisory Note: Waterpipe Tobacco Smoking: Health Effects, Research Needs and Recommended Actions for Regulators, 2nd Edition. Geneva: World Health Organization. 2015.