Vaping có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
Nghành công nghệ thuốc lá đã gây thêm hoạ – tạo ra một sản phẩm mà càng nghiên cứu càng tìm ra các tác hại nghiệm trọng. Một nghiên cứu gần đây được công bố bởi Bộ Y Tế của California (CDPH) phát hiện ra trong thuốc lá, và tinh dầu của thuốc lá điện tử và bình xịt có chứa nhiều kim loại nặng gây ung thư. Tuy các kim loại nặng khác nhau giữa thuốc lá và vape, mỗi loại đều làm tăng tổng thể nguy cơ ung thư đáng kể cho người hút.1
Chúng Ta Đã Bảo Vệ Con Người Từ Kim Loại Nặng, Tại Sao Không Bảo Vệ Từ Vape?
Chúng ta bắt buộc phải bảo vệ mọi người trong những nơi họ có thể tiếp xúc với kim loại nặng độc hại. Những công nhân tiếp xúc với những loại kim loại này trong những nghành như hàn và mạ điện, bắt buộc phải đeo mặt nạ phòng độc nhằm bảo vệ họ hít vào bụi kim loại nặng. Nhưng câu chuyện khác về vape. Những người hút vape hít vào những hóa chất nguy hiểm này, nhưng không có biện pháp bảo vệ nào dành cho họ. Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm (FDA) chịu trách nhiệm thiết lập các tiêu chuẩn sản xuất, nhãn hiệu và các yêu cầu bao bì cho thuốc lá điện tử,2 và dưới trách nhiệm đó, họ đã lơ là về các tiêu chuẩn sản xuất để bảo vệ con người, giảm nguy cơ ung thư từ các sản phẩm vape. Họ cũng lơ là trong việc bắt buộc dán nhãn cảnh báo trên vape hoặc bao bì của vape về việc phơi nhiễm các chất gây ung thư như kim loại nặng.
Kim Loại Nặng Trong Vape Là Độc Hại
Nhiều nghiên cứu tìm thấy các chất kim loại độc hoại, như cadmi và chì, có trong khói thuốc lá và bình xịt của vape.34 Tuy nhiên, trong một nghiên cứu gần đây, Bộ Y Tế của California đã tìm thấy bình xịt vape và tinh dầu thuốc lá có thể chứa một hàm lượng kim loại nặng độc hại hơn so với thuốc lá, bao gồm chromium, mạ kền, mangan và chì.56
Bị phơi nhiễm đến những loại kim loại nặng khi dùng thuốc lá điện tử có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ.7 Thật khó tin có người lại muốn đưa hoá chất này vào phổi của họ:
- Cromit và mạ kền được tìm thấy trong nhiều hiệu thuốc lá điện tử,8 có liên quan đến các bệnh về đường hô hấp, bao gồm ung thư phổi.910 Các hợp chất cromit và mạ kền được sử dụng trong quá trình mạ điện, hàn và các quy trình công nghiệp khác.
- Bị phơi nhiễm mangan và chì có thể dẫn đến các khuyết tật về thần kinh và phát triển. Các hợp chất mangan được sử dụng để sản xuất thép, thuốc trừ sâu và pin.11 Các hợp chất chì được sử dụng để sản xuất pin, đạn, sản phẩm kim loại, sơn và đồ gốm.12
- Bị phơi nhiễm catmi có thể gây hại thận và con liên quan đến ung thư phổi. Hợp chất catmi được sử dụng trong mạ, bột tạo màu cho nhựa, đồ gốm, đồ thủy tinh, sản xuất nhựa và được tìm thấy trong pin mạ kền-catmi.13
Kim loại nặng không phải là thành phần duy nhất trong thuốc lá điện tử làm tăng nguy cơ ung thư. Các hóa chất khác như formaldehyde và acetaldehyde cũng là chất gây ung thư, khiến những người hút vape gặp nguy hiểm.14 Tóm lại, có rất nhiều thành phần trong thuốc lá điện tử có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cho người hút.
Thuốc Lá Điện Tử Góp Phần Vào Các Biến Chứng Sức Khoẻ Khác
Không chỉ là ung thư mà bạn cần phải lo lắng, thuốc lá điện tử có thể gây ra nhiều nguy cơ sức khoẻ khác. Chúng có thể gây ra nguy cơ nhồi tim,15 gây viêm phổi,16 buồn nôn,17 và giảm phản ứng hệ miễn dịch phổi.18 Chất dung môi và phụ gia được sử dụng trong vape dường như là thủ phạm sau các ca nhiễm EVALI, bệnh phổi bí hiểm bùng phát trong năm 2019.19
Hơi Vape Từ Người Khác Cũng Độc Hại Không Kém
Thuốc lá cũng có thể gây hại cho những người xung quanh, không chỉ cho những người hút. Hội Bác Sĩ Phẫu Thuật Hoa Kỳ đã kết luận rằng hơi vape người khác hút từ một bình xịt chứa các hỗn hợp hoá chất nguy hiểm, bao gồm cả những loại kim loại nặng.20 Tìm hiểu thêm về việc phơi nhiễm hơi vape người khác hút ở đây.
Đừng để nghành công nghệ thuốc lá đánh lừa bạn – sử dụng sản phẩm vape có hại cho sức khoẻ của mình. Các nghiên cứu đã liên tiếp nêu ra tác hại của vape trong gần một thập kỷ.20 Cách tốt nhất để bảo vệ chính mình trước tất cả các tác hại của vape là cai hút. Nếu bạn cần hỗ trợ cai thuốc, xin gọi ASQ Trung Tâm Cai Thuốc Lá Dành Cho Người Việt tại số 1-800-778-8440 hoặc ghé trang asq-viet.org.
- Fowles J, Barreau T, Wu N. Cancer and Non-Cancer Risk Concerns from Metals in Electronic Cigarette Liquids and Aerosols. Int J Environ Res Public Health. 2020;17(6):2146. Published 2020 Mar 24. doi:10.3390/ijerph17062146 21 U.S.C. § 387p
- 21 U.S.C. § 387p
- Olmedo P, Goessler W, Tanda S, et al. Metal Concentrations in e-Cigarette Liquid and Aerosol Samples: The Contribution of Metallic Coils. Environ Health Perspect. 2018;126(2):027010. Published 2018 Feb 21. doi:10.1289/EHP2175
- Caruso RV, O'Connor RJ, Stephens WE, Cummings KM, Fong GT. Toxic metal concentrations in cigarettes obtained from U.S. smokers in 2009: results from the International Tobacco Control (ITC) United States survey cohort. Int J Environ Res Public Health. 2013;11(1):202-217. Published 2013 Dec 20. doi:10.3390/ijerph110100202
- Williams M., Bozhilov K., Ghai S., Talbot P. Elements including metals in the atomizer and aerosol of disposable electronic cigarettes and electronic hookahs. PLoS ONE. 2017;12:e0175430. doi: 10.1371/journal.pone.0175430.
- Zhao D, Aravindakshan A, Hilpert M, et al. Metal/Metalloid Levels in Electronic Cigarette Liquids, Aerosols, and Human Biosamples: A Systematic Review. Environ Health Perspect. 2020;128(3):36001. doi:10.1289/EHP5686
- Jaishankar M, Tseten T, Anbalagan N, Mathew BB, Beeregowda KN. 2014. Toxicity, mechanism and health effects of some heavy metals. Interdiscip Toxicol. 7(2):60– 72, PMID: 26109881, https://doi.org/10.2478/intox-2014-0009.
- Hess CA, Olmedo P, Navas-Acien A, Goessler W, Cohen JE, Rule AM. E-cigarettes as a source of toxic and potentially carcinogenic metals. Environ Res. 2017;152:221-225. doi:10.1016/j.envres.2016.09.026
- International Agency for Research on Cancer. Chromium (VI) compounds. IARC Monographs 100C:147–167.
- International Agency for Research on Cancer. Nickel and nickel compounds. IARC Monographs 100C:169–218.
- National Center for Biotechnology Information. PubChem Compound Summary for CID 23930, Mn. https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/Mn. Accessed July 31, 2020.
- National Center for Biotechnology Information. PubChem Compound Summary for CID 5352425, Lead. https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/Lead. Accessed July 31, 2020.
- Agency for Toxic Substances and Disease Registry. Toxicological Profile for Cadmium. Atlanta, GA: U.S. Department of Health and Human Services, Public Health Services. 2012.
- Klager S, Vallarino J, MacNaughton P, Christiani DC, Lu Q, Allen JG. Flavoring Chemicals and Aldehydes in E-Cigarette Emissions. Environ Sci Technol. 2017;51(18):10806-10813. doi:10.1021/acs.est.7b02205
- Vindhyal MR, Ndunda P, Munguti C, Vindhyal S, Okut H. Impact on Cardiovascular Outcomes Among E-cigarette Users: A Review From National Health Interview Surveys. J. Am. Coll. Cardiol. 2019;73(9):Supplement 2. doi: 10.1016/S0735-1097(19)33773-8
- Gotts JE, Jordt SE, McConnell R, Tarran R. What are the respiratory effects of e-cigarettes? [published correction appears in BMJ. 2019 Oct 15;367:l5980]. BMJ. 2019;366:l5275. Published 2019 Sep 30. doi:10.1136/bmj.l5275
- American Lung Association. What It Means to be “Nic-Sick” [blog post]. lung.org. https://www.lung.org/blog/nic-sick. Published October 2, 2019.
- Sussan TE, Gajghate S, Thimmulappa RK, et al. Exposure to electronic cigarettes impairs pulmonary anti-bacterial and anti-viral defenses in a mouse model. PLoS One. 2015;10(2):e0116861. Published 2015 Feb 4. doi:10.1371/journal.pone.0116861
- Centers for Disease Control and Prevention. Outbreak of Lung Injury Associated with the Use of E-Cigarette, or Vaping, Products. cdc.gov. https://www.cdc.gov/tobacco/basic_information/e-cigarettes/severe-lung-disease.html. Updated February 25, 2020. Accessed July 31, 2020.
- U.S. Department of Health and Human Services. E-Cigarette Use Among Youth and Young Adults: A Report of the Surgeon General. Atlanta, GA: U.S. Department of Health and Human Services, Centers for Disease Control and Prevention, National Center for Chronic Disease Prevention and Health Promotion, Office on Smoking and Health 2016.